Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN NHẬP KHẨU - 0903.012.450




Trả lời: Để đưa hàng hóa ra thị trường cần qua 2 bước:

Bước 1: Kiểm tra nhà nước lô hàng - là căn cứ để thông quan hàng hóa

Bước 2: Hợp quy lô hàng hóa - là căn cứ để hàng hóa ra thị trường.


Trung tâm VietCert sẽ chứng nhận hợp quy cho các lô hàng đã được kiểm tra nhà nước. Do chuyển tiếp các văn bản pháp quy nên Trung tâm VietCert vẫn được phép hợp quy cho các lô hàng trong và ngoài nước hiện nay.

2. Các loại phân nào sẽ kiểm tra nhà nước và hợp quy theo Nghị định 108 hiện nay?

=> đây là câu hỏi băn khoăn cho các đơn vị hiện nay, công thức phân bón nào sẽ được kiểm tra nhà nước theo Nghị định 108. Có 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Phân bón vô cơ


a. Phân vô cơ đã có nhập 1 lô hàng trước ngày 20/9/2017 thì căn cứ trên giấy tiếp nhận công bố hợp quy để tiếp nhận cho lô hàng đó. Công thức sẽ được căn cứ vào phụ lục của Thông tư 29 để căn cứ kiểm tra nhà nước và làm hợp quy. Tuy nhiên, chỉ được áp dụng 12 tháng kể từ ngày 20/9/2017.

b. Phân vô cơ nhập về lần đầu tiên: sẽ căn cứ vào chỉ tiêu. hàm lượng, quy ước tên gọi theo Nghị định 108 về quản lý phân bón hiện nay.
Ví dụ: công ty A nhập khẩu phân bón NPK có hàm lượng 17-1-1: đơn vị A đã nhập 1 lô hàng vào ngày 10/8/2017 và công bố hợp quy xong. Thì sản phẩm NPK 17-1-1 vẫn được kiểm tra nhà nước và hợp quy hiện nay và chỉ được duy trì 12 tháng.
Nhưng cũng sản phẩm NPK 17-1-1 nhưng công ty A nhập về lần đầu thì sản phẩm này không đảm bảo hàm lượng yêu cầu của Nghị định 108 hiện nay. Vì yêu cầu hàm lượng P và K phải trên 3% mỗi loại. Không đủ hàm lượng để kiểm tra nhà nước.

Trường hợp 2: Phân bón hữu cơ và phân bón khác

a. Hàng đã từng nhập, đã có danh mục, đã được khảo nghiệm trước ngày 20/9/2017 thì sẽ căn cứ hàm lượng dựa vào Thông tư 41, để căn cứ làm hợp quy và kiểm tra nhà nước

b. Hàng là lần đầu tiên nhập về: không đủ yếu tố để kiểm tra nhà nước và hợp quy mà phải trải qua các bước sau:
    Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón để dùng phân bón đó khảo nghiệm
    Bước 2: Khảo nghiệm phân bón tại đơn vị được Cục BVTV công nhận
    Bước 3: Đăng ký vào danh mục lưu hành tại Việt Nam
    Bước 4: Đăng ký kiểm tra nhà nước

    Bước 5: Chứng nhận hợp quy để được hàng hóa ra thị trường.

3. Câu hỏi về giấy phép nhập khẩu phân bón?

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận phải có giấy phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Phân bón để khảo nghiệm
    b. Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí
    c. Phân bón chuyên dùng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ sản xuất phạm vi của doanh nghiệp, sử dụng các dự án nước ngoài tại Việt Nam.
   d. Phân bón làm quà tặng, hàng mẫu
   đ. Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm
   e. Phân nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu
   g. Phân phục vụ nghiên cứu khoa học
   h. Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón

Ngoài trừ các phân bón này ra, căn cứ để thông quan hàng hóa là kiểm tra nhà nước về phân bón.

Với 3 câu hỏi này, sẽ giải thích cho các bạn, quý doanh nghiệp sẽ hiểu được quy trình nhập khẩu phân bón hiện tại kể từ ngày 20/9/2017. 

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột

Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ

Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Liên hệ Ms. Nguyễn La: 0903 012 450

Mail: nghiepvu01.vietcert@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét