Thực tế sản xuất TĂCN
hiện nay cho thấy, hiện giá TĂCN bị đẩy lên khoảng 15 - 20% so các nước trong
khu vực, vì Việt Nam chưa tự cung cấp được nguồn nguyên liệu, phần lớn vẫn phải
nhập khẩu.
Ðây là nguyên nhân khiến sức cạnh tranh của
ngành chăn nuôi Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi TĂCN chiếm tới 60% chi phí
sản xuất và giá thành. Mặt khác, trong tổng số 218 cơ sở sản xuất TĂCN thì có
đến 71 đơn vị liên doanh, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); chiếm 65 -
70% thị phần TĂCN. Không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, có sự hỗ trợ từ công
ty mẹ, cùng nhiều năm kinh nghiệm, các nhà đầu tư nước ngoài còn có chiến lược
khá bài bản trong việc chiếm lĩnh thị trường, nhất là đối với việc liên kết,
bao tiêu sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối, bắt tay với người chăn nuôi.
Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, thị
trường TĂCN đã có nhiều biến chuyển khi sự tham gia của khối doanh nghiệp trong
nước ngày một nhiều hơn. Một trong những tên tuổi phải kể đến đó chính là Tập
đoàn Hòa Phát đã đầu tư cả nghìn tỷ xây dựng 3 nhà máy TĂCN tại Hưng Yên, Đồng
Nai và Phú Thọ; Tập đoàn Masan (MSN) mua 52% và 70% cổ phần của Công ty CP Việt
- Pháp sản xuất TĂCN (Proconco) và Công ty CP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế
(Anco). Ngoài 2 doanh nghiệp trên, Việt Nam có 5 doanh nghiệp lớn sản xuất TĂCN
là Dabaco, Masan, GreenFeed, Vina và Lái Thiêu chiếm 23% thị phần.
Ðể bảo vệ quyền lợi của người chăn nuôi, các cơ
quan quản lý nhà nước cần có ngay các giải pháp thích hợp để bình ổn thị trường
TĂCN, đồng thời có biện pháp tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến. Về
việc quy hoạch lại thị trường TĂCN, Bộ NN&PTNT đã đề nghị hạn chế đầu tư
thêm các nhà máy chế biến TĂCN heo và gia cầm, nhất là ở các địa phương thuộc
khu vực, ĐBSH, ĐBSCL, Đông Nam bộ. Khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất,
chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu TĂCN đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế
nhập khẩu, nhất là việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản
xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét