Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

LỢI ÍCH CHỨNG NHẬN HỆ THỐNG QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG ISO

Lợi ích của chứng nhận ISO 9001 

Những lợi ích của việc thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001
Thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng (QMS ) sẽ thúc đẩy nhân viên bằng cách xác định vai trò và trách nhiệm quan trọng của họ. Tiết kiệm chi phí có thể được thực hiện thông qua cải thiện hiệu quả và năng suất. Từ đó, những cải tiến có thể được phát triển, dẫn đến lãng phí ít hơn, công việc không phù hợp hoặc bị từ chối và khiếu nại ít hơn. Khách hàng sẽ nhận thấy rằng các đơn đặt hàng đều được đáp ứng một cách nhất quán, về thời gian và đặc điểm kỹ thuật chính xác. Điều này có thể mở ra các thị trường cơ hội tăng lên, và cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng thắng thầu.
Tại sao nên chứng nhận ISO 9001 ?
■ Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001 bởi một tổ chức chứng nhận được công nhận quốc tế chứng tỏ công ty đó cam kết về đảm bảo chất lượng , hướng tới khách hàng, và sẵn sàng làm việc theo hướng cải thiện hiệu quả .
■ Điều đó thể hiện sự tồn tại của một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, đáp ứng sự đánh giá khắc nghiệt của chuyên gia độc lập bên ngoài .
■ Chứng chỉ ISO 9001 nâng cao hình ảnh công ty trong con mắt của khách hàng , của nhân viên và cổ đông công ty.
■ Chứng chỉ ISO 9001 cũng cung cấp một lợi thế cạnh tranh của một tổ chức trong thương mại.
Đối với quản lý doanh nghiệp
Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
Củng cố uy tín của lãnh đạo.
Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc.
Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
Lợi ích về mặt thị trường
Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.
ISO 9001 là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường - ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe - OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001...
CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN
LIÊN HỆ: ĐẶNG THỊ MỸ
MB: 0903.516.399

VÌ SAO PHẢI CHỨNG NHẬN HỢP QUY PHÂN BÓN

Chứng nhận và công bố hợp quy là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Bên cạnh đó, chứng nhận hợp quy phân bón giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng…

Phân bón là gì?
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón khác.
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác không thuộc loại phân bón vô cơ và hữu cơ nêu trên.
Sự cần thiết của chứng nhận hợp quy phân bón
Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón - loại vật tư thiết yếu  phục vụ  ngành trồng trọt luôn biến động về  giá  và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất.  Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường  nhiều  loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước.
Để tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bón
Đối với doanh nghiệp:
Thông qua hoạt động đánh giá và chứng nhận sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện về thiết bị công nghệ, quy trình sản xuất, về hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng sản phẩm sẽ luôn ổn định và nâng cao khi mà các doanh nghiệp phải duy trì liên tục sự phù hợp này theo yêu cầu của quy chuẩn đã được sử dụng để đánh giá, chứng nhận. Vì vậy, Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chứng nhận hợp quy phân bón là bằng chứng tin cậy cho khách hàng và các đối tác liên quan khi mua và sử dụng những sản phẩm phân bón của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng
Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự
Đối với người tiêu dùng:
Người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ thấy luôn yên tâm về sức khỏe và môi trường sinh thái vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với cơ quan quản lý:
Sản phẩm phân bón được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm phân bón được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.
CHỨNG NHẬN HỢP QUY 
LIÊN HỆ: ĐẶNG THỊ MỸ - PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MB: 0903.516.399

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY

KÍNH GỬI QUÝ KHÁCH HÀNG THÔNG TIN HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY

      1. CÔNG BỐ DỰA TRÊN KẾT QUẢ CỦA TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN:
      a) Bản công bố hợp quy
      b) Bản sao y bản chính (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
      c) Bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy
      d) Thông tin nhãn sản phẩm
      e) Tiêu chuẩn cơ sở
      2. CÔNG BỐ DỰA TRÊN KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
      a) Bản công bố hợp quy
      b) Bản sao y bản chính (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);
      c) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng;
      d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;
      đ) Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp quy của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký;
      e) Báo cáo đánh giá hợp quy
LIÊN HỆ: ĐẶNG THỊ MỸ
PHÒNG CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
MB: 0903.516.399


CHỨNG NHẬN HỢP QUY

Kính gửi Qúy Khách Hàng
THEO THÔNG TƯ 28/2012/TT-BKHCN
Để chứng nhận hợp quy phân bón thường sử dụng 2 phương thức đánh gía:
       Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
       Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa


Chủ Nhật, 9 tháng 4, 2017

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

Điều 15. Loại phân bón phải khảo nghiệm
Các loại phân bón dưới đây bao gồm cả phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác phải được khảo nghiệm trước khi công bố hợp quy để đưa vào sản xuất, kinh doanh, lưu thông trên thị trường:
1. Phân bón mới tạo ra trong nước.
2. Phân bón nhập khẩu lần đầu có bằng độc quyền sáng chế (Patent) hoặc có Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sell-CFS) hoặc tương đương.
Điều 16. Điều kiện để được thực hiện khảo nghiệm phân bón
Tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) có đủ các điều kiện dưới đây được quyền thực hiện khảo nghiệm phân bón:
1. Cơ sở khảo nghiệm phân bón:
a) Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón và/hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Về nhân lực: có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: nông hoá thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: hoá học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón.
2. Cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm:
a) Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề phân bón (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh);
b) Về nhân lực: theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Đề cương khảo nghiệm phân bón
1. Trước khi thực hiện khảo nghiệm, cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm phải lập và phê duyệt đề cương khảo nghiệm phân bón theo quy định tại quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định tại Mục III Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở khảo nghiệm hoặc cơ sở có phân bón tự khảo nghiệm gửi đề cương khảo nghiệm phân bón được phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm để có căn cứ kiểm tra việc thực hiện khảo nghiệm phân bón.
Điều 18. Đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón
1. Kết thúc khảo nghiệm phân bón, cơ sở có phân bón khảo nghiệm phải tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm. Việc đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm phân bón, trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì thực hiện theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở có phân bón khảo nghiệm tự chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm, ban hành quyết định về việc đưa phân bón đã qua khảo nghiệm vào sản xuất hoặc nhập khẩu và thực hiện công bố hợp quy theo quy định; lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón phục vụ việc thanh tra, kiểm tra.

Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

SẢN XUẤT PHÂN BÓN

ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Kính gửi Qúy khách hàng
Theo Nghị Định 202/2013/NĐ-CP quy định các vấn đề liên quan đối với đơn vị sản xuất phân bón như sau:
Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
a) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón;
b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất;
c) Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón;
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm;
đ) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
e) Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
b) Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón.
4. Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón vô cơ được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
được quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định;
b) Bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón vô cơ tại Khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu đơn, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất phân bón
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón lập 01 (một) bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón cho tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 11. Nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón
1. Giấy phép sản xuất phân bón gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở sản xuất phân bón;
b) Địa điểm sản xuất phân bón;
c) Loại hình, công suất, chủng loại, danh mục phân bón sản xuất;
d) Nghĩa vụ của cơ sở được cấp Giấy phép.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mẫu Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác.